8 Kinh nghiệm lái xe đường đèo an toàn

Lái xe trên những cung đường đèo có thể mang đến cảm giác đầy phấn khích, nhưng cũng đi kèm với không ít rủi ro. Chỉ một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. 

Đường đèo thường có nhiều khúc cua gắt và khuất tầm nhìn, làm tăng độ nguy hiểm khi di chuyển. Vì vậy, để lái xe an toàn trên địa hình này, phương tiện cần đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cao, và người lái phải có kỹ thuật vững vàng cùng khả năng xử lý tình huống bình tĩnh.

Dưới đây là những nguyên tắc và kinh nghiệm quan trọng giúp bạn di chuyển an toàn khi lái xe trên đường đèo mà BYD NEG đã thu thập được.

1. Kiểm tra nhiên liệu điện và hệ thống an toàn của xe

Khi di chuyển trên những cung đường đèo dốc, việc tiếp cận các trạm nhiên liệu điện thường rất hạn chế. Vì vậy, hãy đảm bảo kiểm tra kỹ mức nhiên liệu trước khi khởi hành. Bên cạnh đó, hệ thống an toàn của xe cũng cần được chú trọng. Phanh, lốp, hệ thống dẫn động và đèn chiếu sáng phải hoạt động ổn định để đảm bảo an toàn trong suốt hành trình.

Kiểm tra nhiên liệu điện và hệ thống an toàn của xe

2. Tuân thủ nguyên tắc lên dốc – xuống dốc

Trước khi bắt đầu hành trình leo dốc, hãy đảm bảo rằng động cơ đã được làm mát. Tài xế nên dừng xe ở nơi an toàn để động cơ có thời gian xả nhiệt. Sau đó, khởi động lại xe và cho chạy không tải trong vài phút để động cơ ổn định. Lưu ý tuyệt đối không mở nắp két nước khi động cơ đang chạy không tải, thay vào đó hãy bật chế độ sưởi trong xe để hỗ trợ quá trình làm mát.

Khi lên dốc, hãy giữ tốc độ ổn định và luôn chú ý quan sát biển báo, vạch kẻ đường, gương cầu lồi. Đừng quên bấm còi cảnh báo tại các khúc cua để chủ động xử lý mọi tình huống bất ngờ. 

Tuân thủ nguyên tắc lên dốc – xuống dốc

Theo kinh nghiệm của các tài xế lâu năm, nguyên tắc quan trọng là “lên dốc số nào, xuống dốc số đó”. Chỉ sử dụng phanh khi thực sự cần thiết, tránh rà phanh liên tục để ngăn chặn hệ thống phanh bị quá nhiệt, gây mất tác dụng, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng bó phanh hoặc mất phanh.

3. Tránh bám sát vạch chia đường

Khi lái xe trên các đoạn đường đèo dốc, việc không bám quá sát vạch chia đường là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả bạn và các phương tiện di chuyển ngược chiều. Đặc biệt tại các khúc cua hoặc những đoạn đường có nhiều xe máy, việc bám sát vạch chia đường có thể dẫn đến va chạm ngoài ý muốn.

Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn hay sương mù, khi tầm nhìn bị hạn chế, người lái nên dựa vào vạch kẻ đường để định hướng, đồng thời luôn tập trung cao độ để kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ.

4. Ưu tiên nhường đường

Đường đèo thường hẹp và quanh co, vì vậy việc nhường đường cho các xe khác là một giải pháp thông minh để tránh ùn tắc và hạn chế các va chạm không mong muốn. Đặc biệt, do đặc điểm địa hình dốc, động cơ xe có thể không phát huy toàn bộ sức mạnh, khiến việc vượt xe khác trở nên khó khăn hơn. Vì thế, chỉ nên vượt khi đảm bảo đủ khoảng trống an toàn, và chắc chắn rằng bạn có đủ thời gian để quay lại làn đường đúng sau khi vượt.

Ưu tiên nhường đường

5. Duy trì vận tốc chậm, đặc biệt với xe tải trọng lớn

Những tài xế lần đầu vượt đèo thường không quen thuộc với địa hình, đặc biệt là các khúc cua gấp và những đoạn đường khuất tầm nhìn. Do vậy, việc duy trì tốc độ ổn định và chậm rãi sẽ giúp người lái có đủ thời gian để phản ứng trước các tình huống bất ngờ.

Đối với xe tải trọng lớn, do trọng tâm cao, việc di chuyển trên những đoạn đường hẹp và quanh co tiềm ẩn nguy cơ lật xe, đặc biệt khi vào cua. Vì vậy, lái xe tải cần giữ tốc độ chậm và ổn định để đảm bảo an toàn trên các cung đường đèo đầy thách thức.

6. Kỹ thuật lái xe trên đoạn đường đèo dốc không rải nhựa

Những con đường đèo dốc chưa được rải nhựa luôn là nỗi ám ảnh, ngay cả với những tài xế dày dặn kinh nghiệm. Để vượt qua loại địa hình này một cách an toàn, tài xế cần lưu ý:

  • Theo dõi thời tiết: Luôn cập nhật tình hình thời tiết để có kế hoạch xử lý phù hợp. Nếu gặp mưa lớn, mặt đường sẽ trở nên trơn trượt, tốt nhất nên tìm một nơi an toàn để dừng lại. Nếu có cảnh báo về sạt lở, lũ quét hoặc lũ ống, hãy cân nhắc hủy hành trình để đảm bảo an toàn.
  • Bo cua rộng hơn: Khi di chuyển trên các đoạn đường không rải nhựa, bánh xe sẽ có độ bám kém hơn so với đường nhựa, vì vậy cần bo cua rộng hơn để tránh trượt.
  • Luôn giữ liên lạc: Đảm bảo kết nối liên lạc và sử dụng định vị để phát tín hiệu khi cần hỗ trợ hoặc có tình huống khẩn cấp.

7. Nghỉ ngơi nhiều chặng để tăng sự thoải mái khi di chuyển

Nghỉ ngơi nhiều chặng để tăng sự thoải mái khi di chuyển

Lái xe trên những cung đường đèo dốc đòi hỏi sự tập trung cao, dễ khiến tài xế mệt mỏi sau một thời gian dài căng thẳng. Để giảm thiểu tình trạng này, hãy chia hành trình thành nhiều chặng ngắn để có thời gian nghỉ ngơi. Điều này không chỉ giúp bạn thư giãn, mà còn cho phép xe được làm mát sau khoảng thời gian liên tục hoạt động ở cường độ cao.

8. Chú ý biển báo nguy hiểm

Khi di chuyển trên đường đèo, việc chú ý đến các biển báo nguy hiểm là điều vô cùng quan trọng. Những biển báo này cung cấp thông tin giúp tài xế nhận biết trước các tình huống tiềm ẩn nguy cơ để từ đó có phương án xử lý phù hợp, điều chỉnh tốc độ và tay lái một cách an toàn.

Ngoài những kinh nghiệm đã nêu, việc giữ bình tĩnh và tuân thủ nghiêm túc Luật giao thông là yếu tố tối quan trọng khi lái xe trên đường đèo. Khi bạn lái xe với sự tỉnh táo và một trái tim bình tĩnh, mọi hành trình dù khó khăn và đầy thử thách sẽ kết thúc bằng sự an toàn và niềm vui khi đến đích.

Trên đây là một số kinh nghiệm lái xe an toàn đường đèo mà BYD NEG đã thu thập được để thung tin đến người đọc, hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người. Hãy theo dõi trang tin tức BYD NEG của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!


Xem thêm:


BYD NEG