Ở những chiếc xe đã qua thời gian sử dụng lâu dài, hiện tượng chân côn bị kẹt cứng, đạp nặng, hoặc không hồi lại sau khi nhả bàn đạp là điều thường gặp. Tình trạng này có thể xuất hiện lặp đi lặp lại, nhưng đôi khi lại tự hết vào ngày hôm sau.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc chân côn bị kẹt và cách khắc phục như thế nào? Trong bài viết này, BYD NEG sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cung cấp giải pháp xử lý khi xe gặp sự cố kẹt chân côn, cùng những điều cần lưu ý trong tình huống này.
1. Những nguyên nhân khiến xe bị kẹt chân côn
1.1. Chân côn bị kẹt do thảm trải sàn
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chân côn bị cứng hoặc khó đạp có thể là do thảm trải sàn bị kẹt vào bàn đạp ly hợp. Khi gặp hiện tượng này, bạn nên kiểm tra xem thảm sàn có bị cuốn vào hoặc cản trở bàn đạp hay không để có biện pháp xử lý kịp thời.
2.2. Mài mòn lá côn, bánh đà, bi-tê, mâm ép
Lá côn bị mòn: Khi lá côn bị mòn thì bàn ép có thể cao hơn phần tiếp xúc với bạc đạn bi tê ( tức vòng bi dùng để ngắt ly hợp), làm cho việc đạp chân côn sẽ trở nên nặng nề và khó khăn.
Bi tê bị kẹt do mạt côn: Trong quá trình bảo dưỡng, thợ sửa xe thường bôi mỡ vào ống trượt. Tuy nhiên, theo thời gian, mỡ có thể bị khô và mạt côn rụng ra, bám vào bi tê, gây cản trở chuyển động của bi tê.
Mòn hoặc hỏng vòng bi tê: Sau một thời gian sử dụng, vòng bi tê có thể bị mòn, thiếu mỡ bôi trơn hoặc gặp tình trạng vỡ, rơ kết nối giữa đầu trục ly hợp và đuôi trục khuỷu, dẫn đến các vấn đề khi đạp chân côn.
3. Cơ cấu dẫn động bàn đạp ly hợp
Dây cáp ly hợp bị khô: Khi dây cáp bàn đạp ly hợp mất chất bôi trơn, dây cáp có thể bị khô, khiến bàn đạp trở nên nặng và khó hoạt động.
Cần nối bị cong: Cần nối trong cơ cấu dẫn động có thể bị cong, làm ảnh hưởng đến hoạt động của bàn đạp ly hợp.
Cơ cấu nhả cáp bị lỗi: Ở các dòng xe cũ, cơ cấu nhả cáp hoặc ly hợp có thể gặp tình trạng không nhả được nếu dây cáp bị đứt hoặc điều chỉnh sai.
Hành trình tự do của bàn đạp không đúng: Bàn đạp ly hợp có thể gặp vấn đề nếu hành trình tự do quá lớn, quá nhỏ, hoặc không có hành trình tự do.
4. Cơ cấu điều khiển ly hợp
Đĩa ma sát, mâm ép, bánh đà bị mòn hoặc hỏng: Các bộ phận này có thể bị mòn, rò rỉ dầu hoặc bị cong vênh, làm ảnh hưởng đến hoạt động của ly hợp.
Vấn đề với xy lanh điều khiển ly hợp: Xy lanh chính hoặc xy lanh con có thể gặp các vấn đề như thiếu dầu, rò rỉ dầu, hoặc có không khí bên trong. Cuppen bị mòn hoặc bị kẹt cũng có thể gây ra tình trạng bàn đạp côn quá nặng, quá nhẹ hoặc bị rung.
Cần đẩy bị cong: Cần đẩy của xy lanh chính hoặc xy lanh con nếu bị cong vênh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ly hợp.
Bạc trượt trên trục ly hợp bị hỏng: Bạc trượt bị hỏng sẽ làm giảm hiệu quả vận hành của ly hợp.
Lò xo bị biến dạng: Lò xo trong cơ cấu ly hợp có thể bị nứt, vỡ, gãy hoặc mất tính đàn hồi, không đủ lực để mâm ép áp đĩa ma sát vào bánh đà.
Thói quen đặt chân lên bàn đạp ly hợp: Khi điều khiển xe, nếu bạn có thói quen đặt chân lên bàn đạp ly hợp, điều này sẽ làm đĩa ma sát nhanh mòn hơn.
2. Cách xử lý khi xe bị kẹt chân côn
2.1. Cách khởi động lại xe khi gặp sự cố kẹt chân côn
Dưới đây là ba phương pháp giúp bạn khởi động lại xe khi chân côn bị kẹt:
- Cách 1: Khởi động xe cũ đã cài sẵn số Đối với những chiếc xe ô tô cũ đã để sẵn số, bạn có thể khởi động xe mà không cần đạp chân côn. Khi nổ máy, xe có thể giật do vẫn đang cài số. Trong tình huống này, bạn hãy đạp nhẹ ga để xe di chuyển từ từ.
- Cách 2: Khởi động xe đời mới với công tắc ở chân côn Hầu hết các xe ô tô đời mới đều được trang bị công tắc điện ở chân côn, chỉ đóng khi người lái đạp côn. Nếu chân côn bị kẹt, hãy cố gắng đạp côn để công tắc này đóng lại, giúp xe có thể khởi động.
- Cách 3: Ép về số 1 khi chân côn bị kẹt Nếu xe chưa vào số và chân côn bị kẹt, bạn có thể thử ép về số 1. Mặc dù hộp số thường từ chối điều khiển trong tình huống này, nhưng xe vẫn có thể chuyển động nhờ lực ép tạo ra ma sát, giúp bánh răng đồng bộ với bánh xe đang quay. Khi tốc độ xe đạt mức phù hợp với số 1, số sẽ tự trượt vào và xe sẽ chạy bình thường.Lưu ý: Phương pháp này chỉ nên dùng trong trường hợp khẩn cấp vì nó có thể gây hư hỏng sự đồng bộ của động cơ và hộp số.
2.2. Cách lên số khi chân côn bị kẹt
Khi xe đang chạy ở số 1 và chân côn bị kẹt, bạn có thể thực hiện như sau: nhấn mạnh ga để tăng tốc đột ngột, sau đó nhanh chóng nhả ga. Tiếp theo, chuyển cần số về số 0 và từ từ đẩy cần lên số 2. Khi tốc độ xe đạt mức phù hợp với yêu cầu của số 2, cần số sẽ tự động trượt vào vị trí. Nếu bạn muốn tiếp tục lên các số cao hơn, hãy lặp lại quy trình này.
2.3. Cách giảm số khi chân côn bị kẹt
Để giảm số khi chân côn bị kẹt, bạn cần thực hiện ngược lại quy trình lên số. Đầu tiên, giữ xe chạy ở tốc độ ổn định, sau đó kéo cần số về số 0. Tiếp theo, tăng tốc nhẹ nhàng rồi đẩy cần số về số thấp hơn. Khi tốc độ xe phù hợp với yêu cầu của số vừa chọn, cần số sẽ tự trượt vào đúng rãnh.
2.4. Cách dừng xe khi chân côn bị kẹt
Nếu cần dừng xe trong trường hợp chân côn bị kẹt, hãy giảm ga, sau đó đưa cần số về số 0. Khi xe đã giảm tốc và gần đến điểm dừng, sử dụng phanh để dừng xe hoàn toàn. Lưu ý rằng khi xe ở số 0, việc dừng xe hoàn toàn phụ thuộc vào phanh, vì vậy bạn phải cẩn thận kiểm soát tốc độ xe để tránh tạo áp lực quá lớn lên hệ thống phanh.
3. Lưu ý khi xe bị kẹt chân côn
Các phương pháp xử lý nêu trên có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống vận hành của xe, dẫn đến khó khăn trong việc giảm tốc và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, nếu xe của bạn gặp tình trạng kẹt chân côn, tốt nhất là bạn nên dừng xe ở vị trí an toàn và gọi người đến trợ giúp.
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây kẹt chân côn, cách xử lý tình huống cũng như các lưu ý cần nhớ. Khi nắm rõ vấn đề mà xe đang gặp phải, bạn sẽ có thể đưa ra giải pháp phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Hãy theo dõi trang tin tức BYD NEG của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Xem thêm:
- Hướng dẫn chi tiết cách dừng xe ô tô khi gặp đèn đỏ
- Tại sao ô tô điện thường có tốc độ tối đa thấp hơn xe ô tô động cơ đốt trong?
- Phanh tự động khẩn cấp (AEB) có thực sự hiệu quả khi xe di chuyển ở tốc độ cao?
- Ưu điểm và nhược điểm của động cơ điện so với động cơ đốt trong
BYD NEG