Phanh tự động khẩn cấp (AEB) có thực sự hiệu quả khi xe di chuyển ở tốc độ cao?

Trong thời đại ngày nay, nhiều dòng xe ô tô hiện đại đã tích hợp các công nghệ hỗ trợ lái xe tiên tiến (ADAS), trong đó không thể thiếu hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB). Tuy nhiên, liệu tính năng này có thực sự phát huy tác dụng khi xe đang di chuyển ở tốc độ cao?

Câu hỏi về hiệu quả của phanh tự động khẩn cấp (AEB) khi xe chạy nhanh đã được đặt ra và khiến nhiều người băn khoăn về độ tin cậy của các tuyên bố từ các nhà sản xuất.

Ví dụ, khi xe đang chạy với tốc độ 120 km/h, nếu gặp phải tình huống đột ngột như một xe SUV lao vào xe khách đang dừng trên cao tốc, liệu hệ thống AEB có thể can thiệp kịp thời và ngăn chặn va chạm? Theo suy luận thông thường, người ta có thể cho rằng xe được trang bị AEB sẽ tránh được thảm họa và cứu sống mạng người.

Vậy trên thực tế, hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB) trong ADAS hoạt động như thế nào?

1. Phanh tự động khẩn cấp AEB là gì?

Phanh tự động khẩn cấp (Auto Emergency Braking – AEB) là một công nghệ an toàn tiên tiến giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu hậu quả của các vụ va chạm từ phía sau. AEB được đánh giá là một bước tiến quan trọng, tương tự như vai trò của túi khí và dây an toàn trong việc bảo vệ hành khách. 

Phanh tự động khẩn cấp AEB

Tuy nhiên, AEB không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ người ngồi trong xe; mục tiêu chính của nó là ngăn chặn tai nạn xảy ra, giảm thiểu rủi ro cho tất cả những người tham gia giao thông.

2. Cơ chế phát hiện chướng ngại vật của hệ thống AEB

Hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB) trên xe ô tô được thiết kế để dự đoán và giảm thiểu nguy cơ va chạm bằng cách cảnh báo người lái và hỗ trợ phanh với lực tối đa khi cần thiết. Các cảm biến trong hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao (ADAS) giúp AEB phát hiện các đối tượng như người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, và các chướng ngại vật khác, dù chúng đang di chuyển hay đứng yên.

Để nhận diện chính xác các đối tượng xung quanh, hệ thống AEB sử dụng một loạt các công nghệ: camera để quét và phân tích hình ảnh, radar để đo khoảng cách, và cảm biến lidar để tạo ra bản đồ 3D của môi trường. Những thông tin từ các thiết bị này được tổng hợp và phân tích, cho phép hệ thống nhận diện các đối tượng phía trước và kích hoạt phanh tự động khi gặp nguy cơ va chạm.

Cơ chế phát hiện chướng ngại vật của hệ thống AEB

Các cảm biến liên tục theo dõi môi trường xung quanh để phát hiện xe cộ, người đi bộ, và các vật cản khác. Khi nguy cơ va chạm được phát hiện, hệ thống phanh tự động sẽ được kích hoạt. Thông thường, tính năng này hoạt động theo ba cấp độ:

  1. Cấp độ 1: Hệ thống sẽ cảnh báo người lái bằng âm thanh và tín hiệu trên bảng điều khiển.
  2. Cấp độ 2: Nếu người lái không phản ứng, hệ thống sẽ tiếp tục cảnh báo và hỗ trợ phanh bằng cách tác động một lực phanh nhẹ.
  3. Cấp độ 3: Khi nguy cơ va chạm trở nên nghiêm trọng, hệ thống sẽ tự động phanh gấp để giảm thiểu hoặc tránh va chạm hoàn toàn.

Trong một số trường hợp, nếu hệ thống phát hiện người lái xoay vô-lăng để chuyển hướng xe, AEB sẽ tự động tắt để không can thiệp vào hành động điều khiển của người lái.

3. Dải tốc độ và các tình huống khiến phanh tự động khẩn cấp không hoạt động

Mặc dù hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB) được thiết kế để đảm bảo an toàn trong nhiều tình huống, nhưng vẫn có những trường hợp khiến hệ thống này không hoạt động hiệu quả. Đáng chú ý, khi xe di chuyển ở tốc độ quá cao hoặc khi điều kiện thời tiết xấu làm giảm khả năng nhận diện của camera và cảm biến radar, AEB có thể không phát hiện được chướng ngại vật phía trước.

Hơn nữa, sự hiện diện của các vật cản như cây cối, biển báo, hoặc các phương tiện khác cũng có thể làm giảm tính chính xác của hệ thống.

Các tình huống khiến phanh tự động khẩn cấp không hoạt động

Tùy thuộc vào từng thương hiệu và mẫu xe, dải tốc độ mà hệ thống AEB hoạt động có thể khác nhau, nhưng phổ biến nhất là trong khoảng từ 5 đến 140 km/h. Hệ thống này thường hoạt động trong hầu hết các tình huống, kể cả khi xe đang sử dụng tính năng điều khiển hành trình thích ứng (ACC – Adaptive Cruise Control).

Tuy nhiên, trên một số mẫu xe, chẳng hạn như một số xe của BYD, AEB có thể tự động tắt khi ACC đang hoạt động.Dù vậy, hệ thống AEB không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Đã có những trường hợp hệ thống nhận diện sai, dẫn đến những tình huống nguy hiểm.

4. Người dùng thường tắt tính năng phanh tự động chỉ vì… phiền

Hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB) thường được cài đặt để tự động kích hoạt mỗi khi xe khởi động, nhưng người dùng vẫn có thể tắt tính năng này nếu cảm thấy không cần thiết. Tuy nhiên, một số mẫu xe lại được thiết lập để tính năng này luôn hoạt động, không cho phép người dùng tắt đi, nhằm đảm bảo an toàn tối đa.

Set up tính năng phanh tự động khẩn cấp AEB

Trong điều kiện giao thông phức tạp như ở Việt Nam, đặc biệt khi di chuyển trong các khu vực đô thị đông đúc, việc hệ thống phanh tự động liên tục phát ra cảnh báo có thể gây ra sự khó chịu cho người lái và hành khách. Thêm vào đó, một số xe có cảm biến quá nhạy, dẫn đến việc kích hoạt phanh tự động ngay cả khi tình huống vẫn nằm trong tầm kiểm soát của người lái. Điều này có thể khiến các phương tiện phía sau không kịp phản ứng và dễ dàng gây ra va chạm từ phía sau.

Ngoài ra, hệ thống AEB thường có xu hướng phanh gấp và dứt khoát thay vì phanh từ từ và nhẹ nhàng, điều này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm người lái giật mình. Mặc dù về lý thuyết, phanh tự động mang lại nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa va chạm, nhưng do những phiền toái này, không ít người dùng lại chọn cách tắt hệ thống.

Đặc biệt, khi điều khiển xe trong những khu vực đông đúc, nơi mật độ giao thông cao, hệ thống cảm biến có thể không nhận diện chính xác, dẫn đến việc phanh tự động kích hoạt không đúng lúc, gây ra “tác dụng ngược” và khiến người lái cảm thấy bực bội.

Trên đây là tất tần tật về tính năng của hệ thống phanh khẩn cấp AEB mà BYD NEG muốn thông tin đến mọi người. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho mọi người, theo dõi trang tin tức BYD NEG để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và nhanh nhất nhé!


Xem thêm:


BYD NEG