Màn chào sân rực rỡ của thương hiệu xe ô tô điện có doanh số dẫn đầu trên toàn BYD tại sự kiện Grand Launch được đánh giá thành công rực rỡ với sự quan tâm của đông đảo cánh truyền thông và hội đam mê xe ô tô điện. Tuy nhiên, tân binh này cần phân tích những bước chiến lược để từng bước chinh phục trái tim khách hàng Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích những lợi thế và thách thức đối với BYD khi gia nhập thị trường Việt Nam.
1. Giới thiệu về BYD và sự phát triển tại Việt Nam
BYD (viết tắt của “Build Your Dreams”) được thành lập vào 1995, có trụ sở chính tại Thăm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc, là một công ty công nghệ Trung Quốc chuyên sản xuất pin sạc và các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, vào năm 2003, công ty này bắt đầu mở rộng phát triển sang lĩnh vực sản xuất ô tô, trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc. Thương hiệu này đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2013 và dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường ôtô điện nội địa.
2. Những lợi thế và cơ hội khi BYD lựa chọn phát triển thương hiệu tại Việt Nam
2.1 Công nghệ pin độc quyền, tạo nên đột phá về năng lượng xanh
Một trong những điểm mạnh nổi bật của BYD chính là công nghệ pin năng lượng Blade độc quyền – là loại pin một cell có chiều dài 96 cm, chiều rộng 9 cm và chiều cao 1,35 cm, có thể được đặt trong một mảng và lắp vào bộ pin như một lưỡi dao. Nếu “đặt lên bàn cân” với pin lithium ba thành phần và pin lithium sắt phosphate truyền thống, loại pin này có những ưu điểm đáng chú ý về độ an toàn cao, phạm vi hoạt động xa và tuổi thọ bền bỉ.
Hơn thế, với những bài thử nghiệm khả năng đâm xuyên, pin Blade chứng minh sự ổn định vượt trội cùng khả năng kiểm soát nhiệt độ ấn tượng khi chỉ dao động ở mức 30- 60 độ C, đây là mức nhiệt độ ổn định không xảy ra hiện tượng liên quan phản ứng cháy nổ như các dòng pin khác.
2.2 Chi phí sản xuất và giá bán cạnh tranh
Nhờ lợi thế về quy mô sản xuất lớn và công nghệ pin tiên tiến, BYD có thể cung cấp hàng loạt các mẫu ôtô điện với mức giá cạnh tranh so với các đối thủ nặng ký khác trên thị trường Việt Nam.
Vừa mới đây tại sự kiện Grand Launch, thương hiệu ô tô điện có doanh số Top 1 toàn cầu – BYD đã chính thức công bố mức giá bán chính thức của ba mẫu xe: BYD Dolphin, BYD Seal , BYD ATTO 3.
2.3 Đa dạng hoá dòng sản phẩm
BYD không chỉ tập trung vào phân khúc ôtô điện, mà còn mở rộng sang các dòng sản phẩm khác như xe buýt điện, xe tải điện và các giải pháp năng lượng tái tạo. Điều này giúp tăng cơ hội tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng tại Việt Nam.
2.4 Chính sách ưu đãi và hạ tầng cơ sở cho ôtô điện
Vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn nạn đáng báo động tại Việt Nam, hơn nữa tại quốc gia này lượng khí C02 thải ra hằng ngày càng gia tăng, đẩy nhanh hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đứng trước nguy cơ đó chính phủ Việt Nam đang quan tâm và tích cực triển khai các chính sách ưu đãi nhằm đầu tư vào phát triển hạ tầng sạc cho ôtô điện. Đây sẽ là cơ hội “vàng” để BYD mở rộng thị phần tại thị trường này.
2.5 Nhu cầu ngày càng tăng về ôtô điện
Với sự gia tăng ý thức về bảo vệ môi trường và các chính sách khuyến khích sử dụng ôtô điện, nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đối với loại xe này ngày càng tăng. Với sứ mệnh không ngừng phát triển và đổi mới, cùng mục tiêu đưa Công nghệ xanh hướng đến tương lai đến gần hơn với khách hàng. Đây là cơ hội lớn cho BYD.
3. Những thách thức khi BYD đối mặt khi phát triển thương hiệu tại Việt Nam
3.1 Định kiến về xuất xứ
Những năm gần đây, khi các hãng xe ô tô Trung Quốc như BYD, MG hay XPENG ngày càng mở rộng phát triển hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiêu, nếu nhìn nhận ở góc độ là người tiêu dùng thì đa phần người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn một số định kiến về chất lượng và độ tin cậy của các mẫu xe điện Trung Quốc.
Người tiêu dùng Việt vẫn cho rằng các sản phẩm công nghệ có xuất xứ Trung Quốc thường kém chất lượng và không đảm bảo an toàn như các hãng xe phương Tây. Họ lo ngại các mẫu xe điện Trung Quốc có thể gặp các vấn đề về pin, hệ thống điện hoặc an toàn. Bên cạnh đó, nhiều người vẫn băn khoăn về dịch vụ hậu mãi và khả năng cung ứng phụ tùng của các hãng xe Trung Quốc tại Việt Nam.
3.2 Sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu ôtô điện khác
Thị trường ôtô điện Việt Nam đang trở nên cạnh tranh, đặc biệt với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu xe điện mới như VinFast, Tesla, Hyundai, Kia và các hãng xe truyền thống chuyển đổi sang sản xuất ôtô điện.
3.3 Hạ tầng sạc còn hạn chế
Mặc dù Chính phủ Việt Nam đang có những nỗ lực, nhưng hệ thống hạ tầng sạc và khả năng cung cấp năng lượng điện cho ôtô điện vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cả ba dòng xe BYD Seal, BYD Atto 3 và BYD Dolphin đều được trang bị công nghệ pin Blade tiên tiến của hãng, giúp xe có tầm hoạt động trên 400 km hoặc thậm chí hơn 520 km sau mỗi lần sạc.
Trong khi đó, phần đông người Việt thường chỉ di chuyển trong đô thị không quá 100 Km/ngày. Do đó, người dùng xe BYD có thể thoải mái di chuyển đi làm cả tuần mà không cần suy nghĩ quá nhiều đến việc sạc.
Mặc dù, BYD không trực tiếp đầu tư vào xây dựng hạ tầng trạm sạc riêng nhưng lại cung cấp các giải pháp sạc linh hoạt hơn. Đơn cử, khách hàng đặt mua xe sẽ được tặng kèm bộ sạc treo tường và bộ sạc di động, cho phép sạc tại bất kỳ đâu có ổ cắm điện 220 V. Chưa dùng lại ở đó, xế cưng của bạn có thể sạc nhanh được đặt ở mạng lưới showroom BYD trên cả nước.
Tại Việt Nam, sự gia nhập đường đua của thương hiệu xe điện BYD đình đám chắc chắn đem đến tín hiệu tích cực khi khách hàng khi có cơ hội sở hữu dòng xe điện hoàn hảo và quan tâm trên toàn cầu và được trang bị những tính năng công nghệ hàng đầu hiện nay. Đa dạng sự lựa chọn, thêm cạnh tranh và chính người dùng sẽ là bên được hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc đua trên thị trường ngày càng bùng nổ tại Việt Nam.
- Soi thông số của BYD Dolphin, Seal và Atto 3 có gì để chinh chiến thị trường Việt Nam?
- Không phát triển hệ thống trạm sạc tại Việt Nam, khách hàng mua xe điện BYD cần lưu tâm điều gì?
- BYD Dolphin – Mẫu xe thuần điện đáng tiền nhất phân khúc CUV cỡ nhỏ
- BYD Atto3 có nhỉnh hơn đối thủ nặng ký VF 6 hay VF 7?